“Khởi nghiệp sáng tạo Việt Đức” 2016 là cuộc thi thường niên được tổ chức bởi sự hợp tác của Đại học Leipzig (CHLB Đức) với Trường ĐHBK Hà Nội và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM). Trải qua 3 vòng thi, tối 28/12, 05 đội suất xắc nhất cuộc thi đã bước vào vòng chung khảo đầy sôi động.
Với mục tiêu mang đến những trải nghiệm thú vị về môi trường khởi nghiệp, không gian khởi nghiệp đầy năng động và trẻ trung giúp các bạn thí sinh học tập các kiến thức nền tảng về quản lý, tổ chức, và xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong năm thứ 4 tổ chức Khởi nghiệp sáng tạo Việt Đức năm 2016 đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn học viên, sinh viên tại các trường đại học, học viện trong khu vực.
Phần dự thi của các thí sinh trong đêm chung kết
Sau 2 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của hơn 50 đội với 70 ý tưởng và hàng trăm thí sinh đến từ các trường ĐH, HV trên toàn quốc.
Thay mặt BGH Trường ĐHBK Hà Nội, PGS. Trần Văn Tớp, chúc các đội thi sẽ tự tin trình bày ý tưởng kinh doanh của mình để thuyết phục Ban Giám khảo và khán giả: “Tôi rất ấn tượng với quy mô tổ chức cũng như ý nghĩa của cuộc thi Khởi nghiệp này nói chung và sự chuẩn bị chuyên nghiệp của các đội thi. Tôi hy vọng, sau cuộc thi, dù có dành giải thưởng hay không, các đội thi hãy kiên định với những ý tưởng của mình, đúng như tiêu chí của nó là “tích luỹ kinh nghiệm và xây dựng quan hệ”.
Đại diện Ban giám khảo, PGS Trần Văn Bình – Trưởng Ban giám khảo khẳng định: “Khởi nghiệp sáng tạo Việt Đức” đến nay đã trở thành sân chơi thú vị cho các bạn sinh viên có đam mê sáng tạo và mong muốn khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Năm 2016, có nhiều dự án, đề tài rất tiềm năng. 5 đội đến với đêm chung khảo là những đội hội đủ những ý tưởng khởi nghiệp mới mẻ và đầy triển vọng. Thông qua cuộc thi các bạn sinh viên có thể giới thiệu những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thì thông qua cuộc thi nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng nhìn thấy những hướng đi mới đến từ những nhân tố trẻ”.
Tại đêm chung khảo, các đội thi có thời gian tối đa 07 phút thuyết trình về dự án của mình và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo. Với sự xuất sắc của mình, dự án “Chiếc hộp ma thuật magic box-pro” đến từ đội Catun gồm 02 thành viên: Trần Anh Quang – Lớp Điều khiển và Tự động hóa 3 - Viện Điện và Nguyễn Thị Thu Thủy– Lớp Kế toán K58 - Viện Kinh tế và quản lý đã giành giải Nhất.
STT |
ĐỘI THI |
DỰ ÁN |
TÓM TẮT NỘI DUNG |
GIẢI THƯỞNG |
1 |
Catun |
Chiếc hộp ma thuật magic box-pro |
Dự án mở ra cơ hội tiếp cận với sản phẩm công nghệ mới với giá thành rẻ, đồng thời, có khả năng kết nối với hầu hết các thiết bị trong gia đình như tivi, tủ lạnh, hệ thống đèn, hệ thống tưới… giúp dễ dàng quản lý và tiết kiệm chi phí.
|
Giải Nhất |
2 |
Unique |
Mũ bảo hiểm thông minh |
Mang tới giải pháp mũ bảo hiểm với kết cấu được thiết kế bền hơn mũ thông thường, đồng thời, có thêm các bộ phận như định vị GPS, trả lời tin nhắn, cuộc gọi thoại ngay trên mũ… giúp người dùng hạn chế được rủi ro khi tham gia giao thông.
|
Giải Nhì |
3 |
IEB |
Ba lô thoát hiểm thông minh |
Xuất phát từ thực trạng các vụ cháy nghiêm trọng liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ba lô thoát hiểm thông minh với thiết kế chắc chắn, cùng bộ điều tốc và các dây cáp và phụ kiện đi kèm, cho phép người dùng tích hợp mọi dụng cụ thoát hiểm chỉ trong một chiếc ba lô.
|
Giải Ba/ Giải bình chọn của khán giả |
4 |
Gemini Switch |
Thiết bị phần cứng, kết nối mạng và điều khiển từ xa |
Thiết bị đem đến những ứng dụng tiện lợi từ công nghệ IOT vào ngôi nhà, với Gemini Switch người sử dụng sẽ không phải thay thế bất cứ thiết bị có sẵn nào trong gia đình.
|
Giải khuyến khích |
5 |
The Fobik |
Xe đạp gấp |
Dự án xe đạp gấp thông minh, có thể dễ dàng vận chuyển với cơ chế gấp linh hoạt. |
Giải khuyến khích |
Sáng Nguyễn
Ảnh: Mạnh Tuấn
Tác giả: TT TT & QHCC
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn