Chương trình Erasmus + KA1 (Key Action 1) là chương trình trao đổi cán bộ, sinh viên hai chiều giữa các trường ĐH Châu Âu với các trường đối tác ngoài Châu Âu do EACEA – EU tài trợ.
Chương trình được phát triển hàng năm do các trường Châu Âu phối hợp với ĐHBKHN nộp đề xuất tài trợ cho EU và sẽ do EACEA thông qua cấp các suất học bổng cho trường ĐH Châu Âu điều phối.
Từ năm 2015 -2020, trong 05 năm triển khai chương trình, nhà trường đã triển khai gửi đi và đón tiếp hơn 50 cán bộ trao đổi,
Các trường Đại học tại Châu Âu hợp tác triển khai chương trình trao đổi Erasmus + KA1 gồm có:
Năm học 2015-2016
- Grenoble INP, Pháp (Chỉ áp dụng với sinh viên PFIEV theo quy trình của chương trình PFIEV thống nhất với trường đối tác)
- Babes-Bolyai University, Rumani
- Porto University, Bồ Đào nha
- Politecnico di Torino, Ý
- Tampere University of Technology, Phần Lan
- University of Trento, Ý
- University of Luxembourg, Luxembourg
- Universitat Politcecnica de Valencia, Tây Ban Nha
- Uppsala University, Thụy Điển
Năm học 2016-2018
- Universitat Politecnica de Valencia, Tây Ban Nha
- University of Cassino and Southern Lazio (UNICAS), Ý
- Sapienza University of Rome, Ý
- Luxembourg University, Luxembourg
- Babes-Bolyai University, Rumani
- University of Liege, Bỉ
- Merging Voice Consortium, Bồ Đào Nha
- Minho University, Bồ Đào Nha
- Vienna University of Economics and Business
Năm học 2018-2020
- Luxembourg University, Luxembourg
- Minho University (Bồ Đào Nha)
- Technical University of Munich, CH Đức
- Uppsala University, Thụy Điển
- Perpignan via Domita, CH Pháp
- Politecnico di Torino (POLITO), Ý
- UNIMORE, Ý
- Masaryk University, CH Séc
- Opole University (Ba Lan)
- University of Agriculture Science & Veterinary Medicine (USAMV, Romania)
Năm học 2020-2022
- Masaryk University, CH Séc
- Politecnico di Torino (POLITO), Ý
- University of Aveiro (Bồ Đào Nha)
- A4U (Tây Ban Nha)
- Perpignan via Domita, CH Pháp
- TU Dresden, CHLB Đức
- TU Munich, CHLB Đức
- OTH Regensburg, CHLB Đức
- Uppsala University, Thụy Điển
Thực hiện nộp hồ sơ trao đổi tại các thông báo trọng mục học bổng của Phòng Hợp tác đối ngoại. Cán bộ phụ trách chương trình theo các trường đối tác theo từng thông báo.
Chi tiết về Erasmus KA1: https://www.erasmusplus.org.uk/key-action-1
1. Chương trình học giả Fulbright – Vietnamese Scholar Program (Hoa Kỳ)
Được thành lập năm 1946 bởi Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ J. William Fulbright với nguồn tài trợ từ Quốc hội Mỹ và là một trong những học bổng được công nhận và uy tín nhất trên thế giới, Trường ĐHBK HN đã tham gia chương trình từ những năm 2000. Các cán bộ chủ động nộp hồ sơ xin học bổng chương trình Fulbright theo thông báo của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Phòng Hợp tác đối ngoại. Giảng viên sang Hoa Kỳ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học Hoa Kỳ.
Đây là chương trình cạnh tranh công bằng dựa trên thành tích và năng lực cá nhân. Các học giả được tuyển chọn được đài thọ sinh hoạt phí hàng tháng, bảo hiểm sức khỏe trong suốt thời gian tham gia Chương trình và vé máy bay khứ hồi đi Hoa Kỳ.
Thời gian trao đổi: 05-09 tháng.
Số lượng học bổng tùy thuộc call hàng năm của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
Thông báo chương trình Fulbright năm 2020 xem tại đây.
2. Chương trình mời học giả Fulbright sang Việt Nam giảng dạy - Fulbright Specialist Program (FSP)
Thuộc Chương trình Fulbright được khởi xướng thành lập từ năm 2001 do Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, Cục Văn hóa và giáo dục tổ chức, Chương trình được hình thành với mục đích mang đến cho học giả và giáo sư Hoa Kỳ và Việt Nam cơ hội cộng tác trong việc phát triển chương trình, lập kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động phong phú khác.
Chương trình tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường Đại học Việt Nam có thể tiếp nhận các chuyên gia / giảng viên Hoa kỳ sang làm việc từ 02-06 tuần theo đề xuất của trường nộp cho Đại sứ quán Hoa Kỳ tại nước sở tại.Các trường Đại học mong muốn mời các chuyên gia Fulbright sang làm việc cần nộp hồ sơ trực tuyến trước ít nhất 03 tháng trước ngày đề xuất bắt đầu làm việc của chuyên gia.
Chuyên gia Fulbright có thể tham gia các hoạt động như sau:
- Tham gia hoặc chủ trì các buổi hội thảo chuyên đề hoặc tập huấn tại các đơn vị tiếp nhận tại Việt Nam
- Tư vấn các nhà quản lý và các cán bộ đào tạo của Việt Nam trong việc phát triển và nâng cao năng lực cán bộ
- Xây dựng và đánh giá chương trình học thuật hoặc các tài liệu giáo dục tại các đơn vị tiếp nhận tại Việt Nam
- Thực hiện các bài giảng cấp đào tạo đại học và sau đại học
- Tiến hành các bản khảo sát và đánh giá nhu cầu, nghiên cứu chương trình ở các đơn vị, tổ chức học thuật và giáo dục tại Việt Nam
Các Khoa, Viện trong trường
- Đã có kế hoạch mời chuyên gia Hoa kỳ cụ thể, cần xin tài trợ chương trình FSP
- Có nhu cầu tìm kiếm các chuyên gia Hoa kỳ sang giảng dạy tại đơn vị thông qua nguồn tài trợ chương trình FSP
Xin liên hệ với Phòng Hợp tác đối ngoại để được tư vấn và hỗ trợ nộp hồ sơ (Ms. Nguyễn Quỳnh Nga, Phòng 212- nhà C1)
Thông tin chi tiết về chương trình FSP xem tại đây.
Chương trình mời giảng viên ngắn hạn (Elitech Program) được khởi xướng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển các chương trình đào tạo có sự tham gia của giảng viên nước ngoài, trường ĐHBK HN phát triển chương trình hỗ trợ các giảng viên nước ngoài thuộc các trường Đại học có hợp tác với trường đến giảng dạy tại trường trong thời gian 02 tuần.
Đây là chương trình giảng viên thỉnh giảng, giảng dạy tại các chương trình Elitech của trường. Các giảng viên nước ngoài quan tâm có thể trao đổi với Khoa, Viện chuyên môn để lên kế hoạch tiếp nhận và nộp hồ sơ tại chương trình Elitech.
Các hướng dẫn sau đây sẽ giúp ích cho các cán bộ giảng viên muốn đến trao đổi tại HUST.
1. Cơ hội Trao đổi cán bộ đến HUST sẽ được được Phòng Hợp tác Đối ngoại thường xuyên cập nhật tại website của phòng (mục “Học bổng”) và website của HUST (mục “thông báo”)
2. Cán bộ giảng viên muốn tham gia vào các chương trình trao đổi đến HUST cần hoàn thiện hồ sơ gồm có:
- Đơn online: https://forms.gle/D9FsRhNcNavUZwAz6
- CV (Tham khảo mẫu CV Europass)
- Thư bày tỏ nguyện vọng, 1 trang A4 bằng tiếng Anh
- Bản sao Căn cước công dân
Link thỏa thuận hợp tác đã kí : https://bit.ly/3477Bnk
Hồ sơ cần được gửi đến Phòng Hợp tác Đối ngoại/Viện có liên quan. Các Khoa Viện liên quan cùng chịu trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, phê duyệt hồ sơ.
3. Lên kế hoạch nghiên cứu giảng dạy tại HUST
4. Xem xét các chi phí cần chi trả
- Vé máy bay khứ hồi
- Lệ phí thị thực (Visa)
- Ăn uống
- Chỗ ở
- Chi phí đi lại hằng ngày
- Các khoản phí phát sinh khi sinh sống tại Hà Nội
- Bảo hiểm
- Các chi phí khác như vui chơi giải trí, mua sắm, etc.
5. Sau khi cán bộ giảng viên nhận được thư chấp nhận từ HUST, cán bộ giảng viên cần đọc kỹ tài liệu, làm theo hướng dẫn về những việc cần giải quyết và có trách nhiệm phải hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết theo đúng thời hạn.
Hàng năm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn hỗ trợ các cán bộ, giảng viên nhà trường có cơ hội đi đào tạo, trao đổi, làm việc tại các cơ sở giáo dục nước ngoài.
Giảng viên có thể chủ động tìm kiếm các chương trình trao đổi hoặc thông qua các kênh khai thác của Phòng HTĐN đề tìm kiếm các nguồn tài trợ các suất học bổng đi trao đổi.
Chương trình trao đổi do Phòng HTĐN khai thác gần đây:
- Chương trình trao đổi cán bộ Erasmus + KA1
- Chương trình tài trợ của Chính phủ các nước (Hoa Kỳ - Fulbright, Anh, Úc..)
- Chương trình trao đổi thuộc các mạng lưới
- Chương trình trao đổi cán bộ theo hợp tác song phương
Trước khi đi trao đổi, Cán bộ giảng viên có nhu cầu đi trao đổi cần:
1. Tìm hiểu và chọn điểm đến
Link thỏa thuận hợp tác HUST đã kí với các đối tác nước ngoài : https://bit.ly/3477Bnk
2. Hoàn thiện hồ sơ (như ở mục “Hồ sơ gồm”)
3. Lên kế hoạch nghiên cứu giảng dạy tại cơ sở giáo dục đối tác và xem xét các vấn đề liên quan đến việc tạm ngừng làm việc tại HUST
4. Xem xét các chi phí cần chi trả
- Vé máy bay khứ hồi
- Lệ phí thị thực (Visa)
- Ăn uống
- Chỗ ở
- Chi phí đi lại hằng ngày
- Sách
- Các khoản phí phát sinh khác tại trường đại học đối tác
- Bảo hiểm (ở một số nước bắt buộc phải mua bảo hiểm của nước sở tại)
- Các chi phí khác như vui chơi giải trí, mua sắm, etc.
5. Sau khi cán bộ giảng viên nhận được thư chấp nhận từ cơ sở giáo dục muốn đến trao đổi, cán bộ giảng viên cần đọc kỹ tài liệu, làm theo hướng dẫn về những việc cần giải quyết và có trách nhiệm phải hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết theo đúng thời hạn.
6. Đăng kí chỗ ở tại cơ sở giáo dục nơi cán bộ giảng viên đến trao đổi. Hầu hết các trường đại học sẽ cung cấp thông tin về cách đăng ký chỗ ở tại thời điểm nộp đơn ban đầu hoặc khi được chấp nhận. Cần đọc kỹ các thông tin được cung cấp hoặc tham khảo trang web của trường đại học đối tác.
Thông tin liên hệ hỗ trợ:
Địa chỉ: C1 - 212, Phòng Hợp tác Đối ngoại
SĐT: +84 243 869 3796
Chuyên viên phụ trách Trao đổi Cán bộ:
- Mrs. Thái Linh Thu | thu.thailinh@hust.edu.vn
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo cho sinh viên, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhà trường không ngừng khai thác và mở rộng mạng lưới các giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại trường.
Danh sách các chuyên gia, giảng viên 03 năm gần đây đã đến và làm việc trên 03 tháng tại trường:
Họ và tên |
Đơn vị quản lý |
Giảng viên, chuyên gia |
Giới tính |
Quốc tịch |
Thời gian làm việc |
Lee Chang Sik |
Viện Cơ khí động lực |
Chuyên gia nghiên cứu, Hợp tác Hàn Quốc |
Nam |
Hàn Quốc |
2020 |
Lee Jung Ju |
Viện Cơ khí |
Chuyên gia nghiên cứu, Hợp tác Hàn Quốc |
Nam |
Hàn Quốc |
2019-2020 |
Yang Hi Sang |
Viện Cơ khí |
Chuyên gia nghiên cứu, Hợp tác Hàn Quốc |
Nam |
Hàn Quốc |
2019-2020 |
Jang Joungoke |
Trung tâm Ngôn ngữ và Hỗ trợ trao đổi học thuật |
Giảng viên Tiếng Hàn, chương trình tình nguyện viên KOICA |
Nữ |
Hàn Quốc |
2018-2020 |
Jakob Konrath |
Trung tâm Ngôn ngữ và Hỗ trợ trao đổi học thuật |
Giảng viên, chuyên gia DAAD |
Nam |
Đức |
2019-2020 |
Naoko Shima |
Phòng Đào tạo |
Giảng viên Tiếng Nhật - SIE |
Nữ |
Nhật |
2019-2020 |
FUMITAKA TORII |
Phòng Đào tạo |
Giảng viên Tiếng Nhật - SIE |
Nam |
Nhật |
2019-2020 |
Adam Skorka |
Viện Ngoại Ngữ |
Giảng viên Tiếng Anh |
Nam |
Anh Quốc |
2019-2020 |
Jang Changrok | Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông | Chuyên gia Dự án | Nam | Hàn Quốc | 2019-2020 |