Mục tiêu dài hạn
– Tạo được một số các chế phẩm sinh học, các vật liệu, qui trình công nghệ dựa trên nền công nghệ sinh học hiện đại phục vụ cho y tế, nông nghiệp, công nghiệp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
– Tạo được một số nhóm nghiên cứu trẻ có năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ tiềm năng.
Mục tiêu cụ thể
Tạo được một số chế phẩm sinh học chính sau:
– 10 chủng vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp cao các enzym chuyển hóa nguồn lignocellulose (Endo-glucanase, Exo-glucannase, b– glucosidase, Xylannase, Laccase, mannanase) và các enzym chitinase, chitosanase, endo polygalacturonase, nattokinase.
– 06 chế phẩm chăm sóc sức khỏe cho người (chế phẩm ức chế α glucosidase chữa bệnh tiểu đường, chế phẩm nattokinase điều trị bệnh tim mạch, chế phẩm Coenzym Q10 chống oxi hóa, các prebiotic dùng làm thực phẩm chức năng: MOS, COS và POS)
– 03 chế phẩm phòng bệnh cho vật nuôi (chế phẩm thức ăn bổ sung prebiotic,vacxin phòng bệnh đốm trắng và gan tụy cho vật nuôi, vacxin phòng bệnh cho tôm, cá do Vibrio harveyi gây ra).
– 08 chế phẩm vi sinh vật (03 chế phẩm probiotic,03 chế phẩm VSV bảo quản nông sản thực phẩm, 02 chế phẩm VSV xử lý môi trường)
Phát triển một số giải pháp công nghệ sinh học cho phát triển bền vững
– 05 giải pháp công nghệ xanh (ứng dụng enzym trong trợ nghiền bột giấy nhằm giảm tiêu hao năng lượng nghiền, trong khử mực giấy tái chế nhằm giảm tiêu hao hóa chất và trong sản xuất bánh mì nhằm nâng cao chất lượng bánh, 02 giải pháp kỹ thuật sinh học trong bảo vệ môi trường).
– 09 kit thử phân tích nhanh các độc tố và tác nhân gây bệnh
Ban điều hành chương trình
PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Sâm Trưởng Ban điều hành
PGS.TS. Lê Thanh Hà Ủy viên thư ký
PGS.TS. Khuất Hữu Thanh Ủy viên