Đại học Bách khoa Hà Nộihttps://hust.edu.vn/uploads/sys/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ ba - 11/02/2025 20:06
Niềm vui ngày tốt nghiệp của sinh viên ĐHBK Hà Nội. Ảnh: Vy Lê
Cách đây 10 năm, khái niệm CDIO - công cụ hướng dẫn cách thức xây dựng, triển khai và vận hành chương trình đào tạo - còn quá mới đối với GD ĐH Việt Nam. Vậy mà ngay từ năm 2017, Đại học Bách khoa Hà Nội đã mời một chuyên gia CDIO đến trao đổi về triết lý, kỹ thuật CDIO... với các thầy, cô giáo Bách khoa. Những đột phá, khởi sắc về thiết kế, phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) tại Bách khoa Hà Nội bắt đầu từ đây.
Phương pháp luận CDIO là công cụ hướng dẫn cách thức xây dựng, triển khai và vận hành CTĐT. CDIO (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý tưởng; Implement - thực hiện; Operate - vận hành) được đề xuất bởi một nhóm gồm 4 trường Đại học, dẫn đầu là MIT (Mỹ), nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các ngành kỹ thuật.
Giai đoạn đáng nhớ
PGS. Nguyễn Phong Điền là người Bách khoa có nhiều năm trực tiếp tham gia các nhiệm vụ phát triển CTĐT của Nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn 2017 - 2023 trên cương vị Trưởng phòng Đào tạo và nay là Phó Giám đốc đại học phụ trách lĩnh vực đào tạo - tuyển sinh.
Nhớ về dấu ấn phát triển CTĐT Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2017-2023, PGS. Nguyễn Phong Điền nhắc đến dấu mốc năm 2011, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện thí điểm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định số 1211/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Một trong những nội dung tự chủ là cho phép Bách khoa Hà Nội thí điểm tự chủ các nội dung chuyên môn. PGS. Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐHBK Hà Nội phát biểu tại Lễ Khai mạc Đánh giá ngoài AUN-QA lần thứ 338 (7/2023). Ảnh: Tuấn Vũ
Thời điểm đó, đây là một quan điểm rất mới, cho phép Bách khoa Hà Nội tự chủ mở ngành, chỉ cần báo cáo Bộ GD&ĐT. Năm 2011, Trường Đại học Bách khoa đã rà soát các CTĐT, phê duyệt khoảng 31 CTĐT đại học và khoảng 40 CTĐT thạc sĩ.
PGS. Nguyễn Phong Điền hồi nhớ: Bách khoa Hà Nội đã rất cố gắng tìm hiểu các kinh nghiệm quốc tế để thẳng thắn nhìn nhận mình đang đứng ở đâu trong việc xây dựng quan điểm, triết lý, cách thức, nội dung xây dựng CTĐT, phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá người học. Nhà trường mạnh dạn đưa khái niệm “chuẩn đầu ra” - kết quả mong đợi từ phía người học sau khi tốt nghiệp - vào CTĐT của mình, cho dù lúc đó, khái niệm, phương thức thiết kế chuẩn đầu ra còn khá “mờ” trong bức tranh chung của giáo dục đại học Việt Nam. Các cán bộ, giảng viên Bách khoa được cử đi học tập, thực tập tại một số nước, giúp nâng cao nhận thức, chuyên môn, học tập kinh nghiệm, phương pháp đào tạo từ nước bạn.
Từ 2017 đến nay, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức một chương trình lớn thuộc Đề án phát triển CTĐT giai đoạn 2017 - 2023. Một loạt các khái niệm mới được đưa vào CTĐT, các thầy/cô của Bách khoa Hà Nội được tập huấn những khái niệm rất cơ bản như thang Bloom, CDIO...
“Một số thầy/cô học nước ngoài về triển khai giảng dạy CDIO cho các môn học, học phần/đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp... đã khá thành công, nhưng triết lý CDIO phát triển CTĐT thì khi đó mới đưa vào. Có những báo cáo viên tự mua sách vở, lan tỏa kiến thức qua các hội thảo, truyền thông rộng rãi tới từng giảng viên và các đợt tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các Hội đồng phát triển CTĐT. Có thể hình dung mọi thứ gần như mới bắt đầu.” – PGS. Nguyễn Phong Điền kể về giai đoạn đáng nhớ trong phát triển CTĐT tại Đại học Bách khoa Hà Nội. ĐHBK Hà Nội đạt chứng nhận kiểm định chu kỳ 2 về kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục từ HCERES, Cộng hòa Pháp. (10/2024)Hái quả ngọt
Theo PGS. Nguyễn Phong Điền, hiện tất cả các đơn vị chuyên môn trong Bách khoa Hà Nội đều rất chú trọng đến chất lượng nhân sự của các Hội đồng phát triển CTĐT. Họ được xem là các chuyên gia trong thiết kế, xây dựng và phát triển CTĐT, góp phần không nhỏ vào mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chung tay tạo nên sự thành công của người học sau tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, đội ngũ các Giám đốc CTĐT là những người am hiểu về quy định, quy trình, cách thức tổ chức và giám sát quá trình đào tạo, phát hiện những điểm cần khắc phục và cải tiến trong CTĐT nhằm tiếp tục cải thiện các nội dung và phương pháp đào tạo.
PGS. Trương Thu Hương - Phó Trưởng khoa Kỹ thuật Truyền thông, Trường Điện - Điện tử kiêm Phó Trưởng ban Điều phối Chương trình EliTECH - chia sẻ: Chuyên gia các tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế về CTĐT như ASIIN, AUN-QA, CTI, HCERES... đều công nhận Đại học Bách khoa Hà Nội đã thiết kế CTĐT bài bản theo các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Các chuẩn đầu ra được định nghĩa rõ ràng giữa CTĐT EliTECH và chương trình chuẩn, giữa các chương trình bậc Cử nhân, Thạc sĩ và Kỹ sư chuyên sâu. Các mục tiêu và chuẩn đầu ra của từng môn học bám sát mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT.
PGS. Trương Thu Hương nhận định: ĐH đã có các chỉ đạo cũng như huấn luyện về cách thức xây dựng CTĐT, các chuẩn đầu ra thường xuyên nhằm đảm bảo tất cả CTĐT của các đơn vị chuyên môn có tính đồng bộ về quy chuẩn. Các CTĐT của Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay có tính mô-đun hoá giúp sinh viên học tập linh hoạt và cho phép học tích hợp lên các chương trình thạc sĩ và kỹ sư chuyên sâu một cách thuận lợi, hướng tới cá nhân hóa học tập và giúp cho người học sử dụng thời gian hiệu quả nhất. CTĐT luôn đảm bảo sự vững chắc của kiến thức Toán và Cơ sở ngành, vừa có tính cập nhật và linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi nhanh của công nghệ và đáp ứng yêu cầu nhân lực CLC cho phát triển kinh tế của đất nước và thế giới. Đoàn chuyên gia từ tổ chức AUN-QA và các lãnh đạo, giảng viên ĐHBK Hà Nội tại Lễ Khai mạc Đánh giá ngoài AUN-QA lần thứ 338 (7/2023). Ảnh: Tuấn Vũ
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp luận CDIO cho hoạt động đào tạo, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã được Nhà trường triển khai từ năm 2010, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn ISO 21001:2018 trong thời gian gần đây.
Từ năm 2017 đến nay, đã có 44 CTĐT đạt chứng nhận chất lượng của các tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế như AUN-QA, CTI, ASIIN. Tháng 4/2024, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức đạt chứng nhận kiểm định chu kỳ 2 về kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục từ HCERES (Cộng hòa Pháp) - sự công nhận việc đáp ứng đầy đủ và chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc tế.
Đáng chú ý, với thế mạnh về kỹ thuật công nghệ, Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát huy đào tạo trên nền tảng số: Phát triển đào tạo B-learning; Xây dựng nguồn học liệu số và sách điện tử; đổi mới phương pháp đào tạo ngoại ngữ trên nền tảng số; thúc đẩy đào tạo trải nghiệm, nâng cao chất lượng đào tạo thực tập tại doanh nghiệp; đổi mới công tác đánh giá, thi cử theo hướng áp dụng nền tảng số.
Từ những buổi tập huấn ban đầu với nhiều lúng túng, đến nay, CTĐT của Đại học Bách khoa Hà Nội được xây dựng chặt chẽ, khoa học và logic với các chuẩn đầu ra phù hợp với cơ hội việc làm quốc tế, góp phần giúp Bách khoa thực hiện vai trò tiên phong, vươn tới vị trí cao trên bản đồ GDĐH châu Á.
65CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
37Chương trình chuẩn 23Chương trình chất lượng cao EliTECH: +16 Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
+ 3 Chương trình có tăng cường ngoại ngữ (Nhật, Pháp)
+ 4 Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (Nhật, Đức) 2Chương trình PFIEV 3Chương trình liên kết quốc tế