Tác động Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 và tuyển sinh Bách khoa Hà Nội

Thứ sáu - 24/01/2025 20:06
Sinh viên K69 Bách khoa Hà Nội tại chương trình Chào Tân sinh viên (9/2024)
Sinh viên K69 Bách khoa Hà Nội tại chương trình Chào Tân sinh viên (9/2024)
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Mục tiêu của những thay đổi này nhằm cải tiến và làm mới quy trình tuyển sinh, giúp thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học linh hoạt trong việc xét tuyển.

PGS. Vũ Duy Hải - Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội đã có một số phân tích về tác động của Dự thảo với các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Bách khoa Hà Nội mùa tuyển sinh năm 2025.

Bách khoa Hà Nội xét tuyển sớm 20% nhiều năm qua

* Nội dung Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT có ảnh hưởng gì phương thức xét tuyển của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 không, thưa thầy?

- Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 về cơ bản không ảnh hưởng quá nhiều đến các phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội 2025.
 
dai hoc bach khoa ha noi du kien giam chi tieu xet tuyen bang diem thi tot nghiep thpt 66f3f2878ea9a
PGS.TS Vũ Duy Hải - Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội
Dự thảo quy định 20% cho phương thức xét tuyển sớm - Xét tuyển tài năng, đây là tỷ lệ Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai trong nhiều năm qua. Về quy đổi điểm các phương thức, đây là phương án sẽ tạo ra nhiều điểm lợi cho thí sinh và xã hội. Mức điểm chuẩn mỗi chương trình đào tạo của các trường thuộc Bách khoa Hà Nội sẽ có một thang đo chung, theo đó, các trường sẽ phải tính toán, phân tích số liệu các năm tuyển sinh trước đây để đưa ra hệ số quy đổi chính xác nhất, công bằng nhất cho các thí sinh. 

Trên thực tế, với việc quy đổi thang điểm theo Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 của Bộ GD&ĐT, các trường "top dưới" sẽ không gặp khó khăn vì tuyển sinh chủ yếu bằng học bạ + điểm thi THPT - hai phương thức có tỉ lệ tương quan khá cao, nên việc quy đổi giữa điểm thi THPT và học bạ khá tương đồng. Cái khó lại nằm ở các trường "top trên" - những trường đa dạng các hình thức xét tuyển như sử dụng chứng chỉ quốc tế/dùng các bài thi riêng. Khi đó, các trường "top trên" cần phải xem xét kỹ việc quy đổi về cùng điểm học bạ và THPT.

Quy định của Bộ GD&ĐT về xét tuyển sớm chỉ ảnh hưởng đến thời gian công bố kết quả xét tuyển đến thí sinh, còn về bản chất thì không có gì thay đổi. Trước đây, thí sinh có thể biết kết quả từ tháng 3, 4, 5 nhưng với quy định mới, thí sinh chỉ có thể biết kết quả sau khi hệ thống lọc ảo toàn quốc công bố, thường là vào tháng 8. Như vậy, thí sinh không bị ảnh hưởng việc sử dụng kết quả xét tuyển, chỉ khác về thời gian biết kết quả.

Còn với các trường "top dưới", điều này sẽ khiến việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Thí sinh có khả năng đăng ký vào tất cả các trường trong hệ thống theo nguyên tắc xét tuyển nên có thể trúng tuyển hầu hết các trường "top trên", còn các trường "top dưới" thí sinh sẽ ít đi, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quy mô tuyển sinh của các trường.
 
473542678 966340798953104 2273012729876332126 n
Thầy, cô giáo Bách khoa Hà Nội cùng các em học sinh tỉnh Thanh Hóa tại sự kiện tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi trẻ tổ chức (1/2025)
Chỉ tiêu cho 3 phương thức tuyển sinh của Bách khoa Hà Nội

* Thầy có thể cho biết phương án tuyển sinh 2025 và tỷ lệ dành cho các phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội?

- Trên thực tế, nếu thực hiện theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 của Bộ GD&ĐT, việc phân bổ chỉ tiêu không còn quá ý nghĩa nữa, vì tất cả phương thức đều chung một đầu điểm. Tuy nhiên để thí sinh, phụ huynh, xã hội hiểu rõ hơn về phương thức mà Đại học Bách khoa Hà Nội đã thực hiện nhiều năm qua, chúng tôi vẫn phân bổ chỉ tiêu dự kiến cho 3 phương thức này và theo kế hoạch sẽ giữ ổn định.

Năm nay, kỳ thi ĐGTD có lượng thí sinh đăng ký dự thi khá đông nên Bách khoa Hà Nội giữ nguyên tỷ lệ dành cho XTTN: 20%, ĐGTD: 30% - 40%; riêng THPT: 40% (giảm 10% so với  năm 2024) - Đây là sự điều chỉnh nhẹ của Bách khoa Hà Nội trong mùa tuyển sinh 2025. 
 
474474107 925902259667536 842128196931420716 n
Thí sinh dự thi kỳ thi TSA đợt 1 năm 2025 (1/2025)
TSA: 1 kỳ thi, gần 50 trường sử dụng kết quả

* Trong bối cảnh hiện nay, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 có điểm gì mới không, thưa thầy?

- Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố thông tin về Kỳ thi ĐGTD năm 2025 dự kiến gồm 3 đợt: Tháng 1, tháng 3 và cuối tháng 4 đầu tháng 5. Đợt thi đầu tiên đã diễn ra ngày 18-19/1 với hơn 14.000 thí sinh đăng ký dự thi.

Như các kỳ thi trước đây, trước mỗi kỳ thi, Đại học Bách khoa Hà Nội gửi thông báo, giấy báo dự thi cho tất cả thí sinh trên hệ thống. Các em lưu ý đọc kỹ trong hướng dẫn dự thi, giấy báo dự thi để đi đúng tới địa điểm thi của mình, tránh đi nhầm sang điểm thi khác.

Đợt 1 năm 2025, Kỳ thi ĐGTD tổ chức tại 31 điểm thi, điểm thi tại Lào Cai mới được mở thêm để hỗ trợ các em học sinh Tây Bắc có điều kiện thi thuận tiện hơn. Đợt thi đầu tiên cũng khá gần Tết Nguyên đán nên Nhà trường sẽ tập trung chấm thi, dự kiến 5 ngày sau thi sẽ có kết quả. Năm 2025, Bách khoa Hà Nội triển khai giấy chứng nhận điện tử, thí sinh sẽ nhận kết quả thi số của trên tài khoản của mình.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 50 trường ĐH đăng ký sử dụng kết quả của bài thi tư duy để xét tuyển vào hệ đào tạo chính quy của các trường ĐH trong năm 2025 này.

Các thí sinh không cần lo lắng rằng kết quả thi của mình có được sử dụng cho tất cả các trường hay không vì sau khi có kết quả, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ cập nhật lên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT. Do vậy, thí sinh có kết quả dự thi thì hệ thống sẽ có đầu điểm cho thí sinh nên không cần quá lo lắng về giấy chứng nhận kết quả thi ĐGTD. Như kỳ tuyển sinh năm 2024, một số trường sử dụng kết quả bài thi ĐGTD để xét tuyển sớm, hoặc sử dụng để nộp hồ sơ học bổng đi du học nước ngoài, thí sinh có thể in giấy chứng nhận hoặc sử dụng bản chứng nhận điện tử. 
 

NĂM 2025, NHÓM NGÀNH NÀO "LÊN NGÔI"?
 
Với tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, dự báo các ngành về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh.

Những năm trước, các em theo học khối ngành khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật/khoa học tự nhiên có chênh lệch với tỉ lệ là 70% - 30%. Năm nay, dự đoán thí sinh chọn học các nhóm ngành khoa học kỹ thuật sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc các em chấp nhận cạnh tranh “đầu vào”, đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến chuyển đổi số, bán dẫn hoặc trí tuệ nhân tạ
o”.
 
PGS. Vũ Duy Hải - Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội
 
Trung tâm Truyền thông và Tri thức số (thực hiện)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây