Sáng tạo trẻ Bách khoa 2020 tiến sát đến Vòng Chung kết

Thứ ba - 29/12/2020 20:29

Sinh viên Bách khoa mong muốn tạo ra một sản phẩm  nội địa đo bức xạ nhiệt và độ ẩm môi trường tương tự các sản phẩm nhập khẩu nhưng với chi phí thấp hơn cho người Việt.

 

Đội BK Tooth’N Teeth trình bày sự án Bột hàn răng Alpha - Tricalcium Photsphate. Ảnh: Lê Hải

 

Ngày hôm qua, Ban giám khảo cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa 2020 đã làm việc hết công suất để hỗ trợ các đội thi trong Vòng báo cáo tiến độ lần thứ ba. 5/10 đội báo cáo sẽ được chọn để bước vào Chung kết.

 

Nhìn chung, qua mỗi Vòng thi, các đội lại có những bước tiến rõ rệt, sản phẩm cũng được hoàn thiện dần và cải tiến hơn. Những nhận xét từ chuyên gia đã giúp các đội nhận ra thiếu 

sót để khắc phục cho tác phẩm của mình.

Đặc biệt, với sự hỗ trợ kinh phí lên đến 50% đến từ chương trình, những ý tưởng trên giấy của các bạn sinh viên đã được hiện thực hóa, có được sản phẩm thực tế và đang trong quá trình hiệu chỉnh.

 

Ví dụ, đội IXR Team đến từ Bách khoa Hà Nội với đề tài Nghiên cứu chuyển đổi xe thu gom rác đẩy tay sang xe gom rác điện tử sử dụng công nghệ hỗ trợ lái định vị bằng la bàn, các bạn đã đưa sản phẩm vào ứng dụng và chạy thử trên các con phố Hà Nội. Sau khi tham khảo ý kiến các cô chú lao công, đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm, các bạn đã nâng cấp chiếc xe với chiều rộng nhỏ hơn để có thể vào sâu trong những con ngõ của thủ đô.

 

Những dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của các đội thi chủ yếu hướng đến phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Những nguyên liệu được sử dụng dễ dàng tìm kiếm và thân thiện với môi trường, tận dụng các phụ phẩm, thậm chí cả phế phẩm.

 

 

Đội BBOT trình bày dự án Robot tích hợp hệ thống nhặt, phát cầu tự động. Ảnh: Vũ Hải

 

Bạn Nguyễn Tuấn Hoàng, sinh viên K62 Viện Vật lý Kỹ thuật, Bách khoa Hà Nội, trưởng nhóm NUCLEAR chia sẻ: “Theo mình thấy, các thiết bị đo bức xạ nhiệt và độ ẩm môi trường trên thị trường Việt Nam hiện tại phải mua từ nước ngoài, giá thành cao. Vì vậy, mình muốn tạo ra một sản phẩm nội địa có chức năng và tác dụng tương tự nhưng với chi phí thấp hơn, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Mình tự tin vào sản phẩm có định hướng về con người.” 

 

Một bạn khác cùng nhóm cho biết thêm: “Vấn đề phóng xạ luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, có thể trong tương lai sẽ được quan tâm nhiều hơn. Việc nhóm cần làm là cảnh báo người tiêu dùng về mức độ nguy hiểm mà phóng xạ có thể gây nên, đặc biệt là khi có 3 nhà máy điện hạt nhân được đặt ở ngay biên giới phía Bắc Việt Nam.”

 

Đến từ Đại học Thủy Lợi, Hoàng Bảo Linh nhóm BPLASTIC rất thoải mái và tự hào sau khi trả lời được hết các câu hỏi từ Ban giám khảo. Các kiến thức thực tế của chuyên gia giúp các bạn có được những bước đi tốt hơn và giải quyết được nhiều khúc mắc để hoàn thiện sản phẩm.

 

Trong 10 đội báo cáo ngày 29/12, hai đội PANDO và Tảo nguyên liệu ALTER không thể đến Bách khoa Hà Nội do dịch Covid19, đã trình bày qua hình thức trực tuyến.

 

Ngay sau khi các đội thi hoàn thành buổi báo cáo, bảy giám khảo lập tức quây tụ để đánh giá và cho điểm các đội. 5 đội được chọn để đi tiếp Vòng chung kết phải hoàn tất sản phẩm trước ngày 16/1/2021. Thành phẩm sẽ giải quyết tất cả những câu hỏi cũng như nhận xét, yêu cầu của Ban giám khảo đã đưa ra trong buổi báo cáo đánh giá Vòng 3 này.

 

Kết quả sẽ được cập nhật sớm nhất trên các trang thông tin chính thức của Bách khoa Hà Nội. Hãy đón xem nhé!

 

Trần Trang

TIN LIÊN QUAN:

Tác giả: Phạm Thanh Huyền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây