Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được Nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.
Tổng hợp các điểm xe bus gần Đại học Bách khoa Hà Nội
Điểm dừng Cổng Parabol Giải Phóng
1. Tuyến số 03A BX Giáp Bát - BX Gia Lâm, Hà Nội
2. Tuyến số 21A BX Giáp Bát - BX Yên Nghĩa, Hà Nội
3. Tuyến số 21B KĐT Pháp Vân- BX Mỹ Đình
4. Tuyến số 25 BX Giáp Bát - Bệnh viện Nhiệt đới TW cơ sở 2, Hà Nội
5. Tuyến số 26 Mai Động - SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội
6. Tuyến số 32 BX Giáp Bát - Nhổn, Hà Nội
7. Tuyến số 41 Nghi Tàm - BX Giáp Bát, Hà Nội
8. Tuyến số 28 bến xe Nước ngầm - ĐH Mỏ
9. Tuyến số 08B Long Biên - Vạn Phúc( Thanh Trì), Hà Nội
Điểm dừng Cổng Đại Cồ Việt:
10. Tuyến số 35A Trần Khánh Dư - BX Nam Thăng Long, Hà Nội
11. Tuyến số 44 Trần Khánh Dư - BX Mỹ Đình, Hà Nội
12. Tuyến số 51 Trần Khánh Dư- công viên Cầu Giấy
Điểm dừng đối diện Sân vận động Bách Khoa:
13. Tuyến số 08A Long Biên - Đông Mỹ, Hà Nội
14. Tuyến số 31 Bách Khoa - ĐH Mỏ, Hà Nội
15. Tuyến số 26 Mai Động - SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội
Điểm dừng Ký túc xá ĐH Bách khoa và khu vực xung quanh:
16. Tuyến số 23 Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ.
17. Tuyến số 47B Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Hà Nội
ĐI XE BUS: Đóng góp cho môi trường và xã hội
- Sinh viên Bách khoa Hà Nội có thể giúp giảm ùn tắc giao thông đô thị qua việc sử dụng phương tiện công cộng: Xe bus có nhiều lợi thế khi vận chuyển được nhiều hành khách một lúc. So với những phương tiện cá nhân khác như xe máy, xe ô tô, lượng người đi bằng xe bus có diện tích chiếm dụng thấp. Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe bus là một trong những giải pháp căn cơ để kiểm soát, hạn chế phương tiện cá nhân, tiến tới kéo giảm ùn tắc giao thông.
- Sử dụng xe bus góp phần bảo vệ môi trường: Hiện nay, bảo vệ môi trường đang mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới, tình trạng khói bụi từ các phương tiện xe máy, các nhà máy thải ra ngày càng nhiều, gây nguy hiểm cho tầng ozon, kéo theo đó là hiệu ứng nhà kính.
Phương tiện giao thông công cộng chính là một trong những loại hình phương tiện di chuyển có tính thân thiện với môi trường. Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những điều nhỏ nhất – thay đổi thói quen di chuyển – ngay từ bây giờ.
ĐI XE BUS: 3 Lợi ích đối với sinh viên
- Sinh viên có thể rèn luyện thể chất qua việc đi xe bus. Đối với những bạn có nơi ở hoặc nơi cần đến xa điểm bắt xe bus thì việc đi bộ đến bến xe bus là hoạt động giúp rèn luyện thể thao nhẹ nhàng hàng ngày. Sinh viên có thể kết hợp tham gia Giải chạy “10.000 bước chân vì sức khoẻ mỗi ngày” do Nhà trường tổ chức.
- Đi xe bus giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Những người chưa có phương tiện đi lại cá nhân thường sử dụng các dịch vụ như xe ôm công nghệ, taxi,…là những dịch vụ có chi phí khá đắt đỏ. Với giá tiền của vài cuốc xe ôm công nghệ hoặc 1 chuyến taxi, chúng ta có thể đăng ký vé xe bus tháng và sử dụng không giới hạn đến những điểm mong muốn.
- Ít ai biết rằng, sử dụng xe bus cũng là cách giúp rèn luyện thói quen đúng giờ. Những phương tiện công cộng như xe bus hay tàu điện sẽ có khung giờ di chuyển nhất định. Khi sử dụng những phương tiện này, ta sẽ biết được thời gian di chuyển trong lộ trình của mình.
Trung bình mỗi 20 – 30 phút sẽ có 1 chuyến xe bus. Theo dõi thời gian xe đến giúp cho ta rèn thói quen đúng giờ để bắt kịp chuyến xe mình muốn, tới điểm cần đến theo đúng kế hoạch.
Với những lợi ích nêu trên, thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng nói chung và xe bus nói riêng cần được khuyến khích và lan tỏa rộng rãi. Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân.
Sinh viên tham gia hoạt động sẽ được Nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện cho 1 trong 3 tiêu chí dưới đây:
1. Tham gia tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của nơi cư trú, quy định và quy chế của nhà trường được địa phương, Nhà trường công nhận
2. Tham gia giữ gìn an ninh – trật tự, bảo vệ sinh cảnh quan - môi trường, nếp sống văn minh nơi công cộng, quảng bá hình ảnh đẹp của Nhà trường được địa phương, Nhà trường công nhận
3. Tham gia các hoạt động phổ biến, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương, văn hóa trường học,…
Đại học Bách khoa Hà Nội
Chi tiết hoạt động TẠI ĐÂY. |
Đại học Bách khoa Hà Nội